Vì có niềm vui. Vì có nỗi buồn. Vì đôi lúc muốn được trải lòng cùng ai đó... Viết, chỉ đơn giản bởi đó là khoảnh khắc mình đang sống!

Translate

15/2/08

Quất Tết, đừng tận dụng nhé!



Nhìn đĩa mứt quất kia thật là ngon! Sáng nay, đến cơ quan, chị Quế gọi ra lấy một ít quất về dầm đường để mai mốt trời nắng lên mà uống! Chị cũng thật là công phu, cả cây quất của cơ quan mua về hôm tết đã được chị trẩy hết quả (gần 2 rổ). Mình bảo chị là đem vứt hết đi, toàn hoá chất đấy. Nói thế thôi chứ mình cũng không chắn chắn lắm. Giờ mới vào mạng xem qua, đúng thế thật, thôi thì cứ chép bài này vào đây để mọi người cùng đọc - biết - và tránh!

Đào, quất bị lạm dụng hoá chất

Tết này, những người chơi hoa Hà Nội không còn lo nỗi lo thiếu đào, quất. Nhưng giống như mọi năm, họ vẫn sợ không dám tận dụng những quả quất trên cây cảnh mua về để ngâm mứt hay chế biến thực phẩm. Nguy cơ đào, quất bị lạm dụng hoá chất để thúc ép nở sớm hay kìm hãm cho nở đúng dịp đang là nỗi bận tâm của khách chơi hoa.

Anh Đỗ Văn Lan, chủ một vườn đào cổ vào loại đẹp nhất ở phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội cho hay, những người trồng đào thâm niên, có tay nghề ở đây giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trong quá trình đô thị hoá, đất trồng đào bị thu hẹp lại. Theo đó, những gốc đào cũng thưa thớt dần. Trong hoàn cảnh ấy, những người trồng đào muốn sống được với đào thì phải tính toán kỹ, nghĩa là phải sử dụng các biện pháp can thiệp của khoa học kỹ thuật để “thúc ép” hoặc “kìm hãm” cho hoa nở đúng dịp. Nếu không, người chơi hoa sẽ mất đi thú chơi và người trồng thì thiệt hại nặng về kinh tế.

Theo anh Lan, hoa đào nở rồi tàn chỉ trong vòng có 7 ngày. 7 ngày mà đúng thời gian thì không phải bàn cãi. Nhưng đằng này, thời tiết cứ như trêu ngươi và không thuận theo lòng người. Vì vậy, rất nhiều hộ trồng đào, trồng quất đã rơi vào cảnh điêu đứng khi cả vườn đào, vườn quất thi nhau nở toe toét hay chín mọng và héo rũ trên cành trước cả nửa tháng tết. Đó chính là lý do khiến người trồng buộc phải lạm dụng tiến bộ khoa học để đào, quất có thể khoe sắc đúng theo ý muốn.

Thuốc hãm hoặc kích thích đào, quất có thể tìm mua rất dễ dàng trên các tuyến phố của Hà Nội, và một số chợ như Đồng Xuân, chợ Hôm với giá rất rẻ. Bơm các loại thuốc đó vào, tuổi thọ của đào có thể kéo dài tới 21 ngày, thậm chí cả tháng vẫn còn nụ. Rất nhiều người chơi quất cảnh cũng ngạc nhiên không kém, khi thấy đã hết tết cả tháng trời mà những quả quất trên cành vẫn mọng vỏ, vàng ươm, tươi như mới được đào lên từ vườn mang về. Chỉ khi bổ ra làm gia vị cho bát nước chấm hay dùng ngâm mứt, người tiêu dùng mới ngỡ ngàng khi thấy quá già nửa số quýt đó đã bị thối rữa bên trong.

Vùng ngoại thành thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội vài năm nay cũng đã được thay da đổi thịt nhờ màu đỏ từ đào và màu vàng từ quất. Do ít kinh nghiệm kỹ thuật, nhiều bà con ở đây vẫn phải dùng biện pháp kích thích hoặc hãm lại đối với đào và quất.

90% số hộ trồng đã thành công, chỉ 10% trong số đó bị rơi vào cảnh “đào quất nở không theo ý”. Ông Trần Ngọc Cự, chủ nhân của vườn quất rộng 500m ở phường Tứ Liên, Tây Hồ cũng cho hay, nếu thấy quất nhanh rụng thì có thể do hai khả năng: người trồng dùng quá nhiều đạm hoặc phun thuốc không đúng chủng loại. Để cứu nguy cho hàng chục ha quất thoát khỏi cảnh thu hoạch sớm, rất nhiều hộ đã phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, cốt là để cho cây không thối rễ.

Dùng thuốc hãm hay kích thích cũng phải có sự hiểu biết. Nếu dùng bữa bãi, cả vườn đào, quất có thể hỏng, đổ hết vốn xuống sông xuống bể. Ông Cự cho hay, cá biệt có nhưng hộ mới vào nghề cũng bắt chước dùng thuốc phun để giữ quất tươi lâu. Không ngờ, dùng không đúng thuốc khiến quất xanh trở lại, đành phải phun thuốc kích thích, thúc nó chín lần thứ hai. Chuyện thật mà như bịa! Không may mua phải những loại cây này, người tiêu dùng đưa về đến nhà chỉ một hai ngày, lá đã rụng gần hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét